1
Bạn cần hỗ trợ?

Đừng đọc bài này nếu bạn không muốn ăn gạo sạch!

Bạn có biết để một hạt gạo sạch tinh khiết vào đến bàn ăn, nó phải trải qua những khâu kiểm định khắt khe như thế nào?

 

Để có gạo sạch tinh khiết phải đảm bảo những yếu tố này

Đừng đọc bài này nếu bạn không muốn ăn gạo sạch! tin-tuc

Để có được gạo sạch nguyên chất phải trải qua rất nhiều quá trình, nhiều tiêu chí khắt khe

Vùng nguyên liệu sạch

Vùng nguyên liệu được chọn để sản xuất lúa gạo sạch nguyên chất phải ở các nơi ven sông có phù sa bồi đắp và có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi. Ví dụ như ở vùng phía nam của tỉnh Thái Bình.

Đặc biệt, vùng nguyên liệu phải cách xa khu công nghiệp, giảm thiểu tối đa tác động về mặt môi trường đảm bảo sản xuất ra lúa gạo có chất lượng cao nhất cung cấp tới người tiêu dùng.

Chọn đất canh tác

Để có được gạo sạch nguyên chất, yếu tố đất trồng cũng rất quan trọng. Đất phải không bị ô nhiễm, không bị ảnh hưởng bởi các chất thải của bệnh viện, bãi rác, nước thải của các nhà máy…

Nguồn nước tưới sạch

Nguồn nước tưới phải đảm bảo không bị ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học. Biết rõ được nguồn gốc nước tưới lấy từ đâu thì mới cấp tưới nước cho đồng ruộng, từ đó mới có thể cho ra những loại gạo sạch tinh khiết.

Giống lúa sạch

Đừng đọc bài này nếu bạn không muốn ăn gạo sạch! tin-tuc

Gạo ngon phải bắt nguồn từ giống lúa sạch 

“Cơm ngon từ giống” – Giống lúa khỏe, ngon, sạch quyết định rất nhiều đến chất lượng gạo. Bởi những giống lúa tốt sẽ chống được sâu bệnh nên chắc chắn cho ra những loại gạo sạch ngon và chất lượng.

Phân bón sử dụng đúng liều lượng

Phân bón sử dụng cho quá trình sinh trưởng lúa phải được cán bộ kỹ thuật theo dõi sát sao, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo quy trình chăm bón.

Hàng năm các kỹ sư cần phải đánh giá những nguy cơ gây ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón. Nếu xác định có nguy cơ gây ô nhiễm, cần áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu ô nhiễm lên lúa. Do vậy mà đất trồng sẽ luôn đảm bảo, tránh được ô nhiễm do phân bón.

Nông dân nắm rõ quy trình sản xuất gạo sạch

Nông dân là người trực tiếp sản xuất, bám sát đồng ruộng. Vì vậy vai trò của họ trong chuỗi quá trình sản xuất ra gạo sạch là rất quan trọng. Tất cả nông dân đều  phải được tập huấn quy trình sản xuất sản phẩm an toàn trước khi tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp.

Sấy, chế biến và bảo quản

Lúa phải được thu hoạch khi chín 80% để đảm bảo độ ẩm, gạo không bị quá khô.  Sau khi thu hoạch lúa được quạt mát trước khi sấy. Nhiệt độ sấy thóc không quá 40o C. Quá trình sấy sử dụng dây truyền sấy hiện đại, không nên phơi nắng thủ công vì sẽ không đảm bảo độ đồng đều về chất lượng.

Sản phẩm gạo cuối cùng sẽ phải được lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Nhà nước định kỳ 6 tháng/ 1 lần mới đưa tới tay người tiêu dùng.

Cán bộ kỹ thuật sát sao quy trình sản xuất cho ra gạo sạch nguyên chất

Để đảm bảo chất lượng gạo sạch nguyên chất các cán bộ kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng – là người hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chất lượng.

Đừng đọc bài này nếu bạn không muốn ăn gạo sạch! tin-tuc

Cán bộ kỹ thuật đóng vai trò là người hướng dẫn, kiểm tra chất lượng

Áp dụng theo quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT-2010 tất cả các cán bộ,  kỹ sư đơn vị tổ chức sản xuất lúa theo VietGAP phải ghi chép nhật ký sản xuất và lưu hồ sơ về vùng sản xuất, đất, giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, vị trí và mã số của lô sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm,…

Cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra sản xuất theo chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn tối thiểu 01 lần/vụ, tổ chức đánh giá, kiểm tra sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tối thiểu 01 lần/vụ. Ngoài ra cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện, báo cáo, xử lý kịp thời dịch hại cây trồng và các vấn đề khác phát sinh.

Để có hạt gạo sạch tinh khiết đưa đến bàn ăn của các mẹ, mọi khâu trong quy trình sản xuất đều cần phải rất khắt khe, kỹ lưỡng.