1
Bạn cần hỗ trợ?

Gạo nếp và 3 lợi ích lớn đối với sức khỏe – Phần 1

Có lẽ mỗi người dân Việt Nam không ai là không biết đến gạo nếp phải không nào? Đây là loại thực phẩm không còn xa lạ đối với nhiều người, thậm chí nó gần gũi đến nỗi được rất nhiều người yêu thích.

Với hương vị độc đáo, gạo nếp được sử dụng để chế biến nên những món ăn đặc sản và mang tính truyền thống của dân tộc như bánh chưng, xôi, chè, cơm,… Không chỉ đem lại cho bữa ăn của người dân Việt Nam sự ngon miệng, gạo nếp còn được biết đến bởi những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin cơ bản về gạo nếp và 3 công dụng chính của loại gạo này đối với sức khỏe con người.

Gạo nếp là loại thực phẩm không hề xa lạ đối với người Việt. Nó xuất hiện từ hàng nghìn  năm về trước và gắn liền với các văn hóa truyền thống, văn hóa cổ xưa của dân tộc. Nếu như xưa kia, không phải ai cũng dễ dàng được ăn gạo nếp khi nó chỉ xuất hiện trong những dịp Lễ Tết đặc biệt thì ngày nay, gạo nếp đã trở nên phổ biến và là món ăn thông dụng hơn rất nhiều.

Gạo nếp và 3 lợi ích lớn đối với sức khỏe – Phần 1 tin-tuc

Các chuyên gia khảo cổ chỉ ra, gạo nếp xuất hiện ở quốc gia Lào ít nhất là 1.100 năm về trước và xuất hiện ở Trung Quốc ít nhất là từ 2.000 năm trở về trước. Theo truyền thuyết kể lại, gạo nếp còn được sử dụng làm hồ dính khi Trung Quốc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, gạo nếp được cho là nguồn thực phẩm phổ biến trước khi con người tìm ra lúa tẻ. Tại Việt Nam, gạo nếp cũng gắn liền với đời sống của con người từ rất lâu. Ngày nay, đây là loại gạo được trồng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, Philippines và trong đó có Việt Nam.

Gạo nếp có tên khoa học là oryza-ativa L. Các tài liệu y thư cổ đã chỉ ra, gạo nếp còn được gọi bởi nhiều tên gọi khác nhau như giang mễ, nguyên mễ, đạo mễ hoặc tửu mễ,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong 100g gạo nếp cái có đến 74.9g glucocid, 14g nước, 8.6g protid, 0.6g xeluloza, 1.5g lipid, 0.8g tro, 98mg photpho, 32mg canxi, 1.2mg sắt cùng 1 loạt các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B1, B2 và PP. Tùy theo điều kiện canh tác cùng giống lúa mà chất lượng gạo nếp sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên đánh giá chung, gạo nếp vẫn giàu hàm lượng lipid và protid hơn so với gạo tẻ.

Gạo nếp ở Việt Nam có nhiều loại nhưng rất ít loại gạo sạch, đặc biệt là gạo nếp vừa ngon, dễ nấu mà sạch nguyên chất thì càng hiếm hoi