1
Bạn cần hỗ trợ?

Tìm hiểu về nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam – Phần 1

Có lẽ ai trong số chúng ta cũng biết 1 điều rằng Việt Nam từ lâu vẫn luôn nổi tiếng là cái nôi của nền văn minh lúc nước.

Việt Nam – cái nôi của nền văn minh lúa nước

Tại nước ta, hạt gạo gắn liền với quá trình phát triển, bảo vệ và dựng xây đất nước của dân tộc. Và dù hàng ngàn năm trôi qua, vị thế của cây lúa nước trong lòng người Việt vẫn không hề thay đổi, và nền kinh tế chủ đạo của nước ta hiện nay vẫn không thể thiếu đi ngành sản xuất lúa gạo.

Cây lúa từ trước đến nay vẫn luôn xuất hiện từ cuộc sống đời thực cho đến văn chương, nghệ thuật. Đây là hình ảnh không hề xa lạ đối với mỗi người. Nó hiền hòa, dung dị và thấm đẫm biết bao tình cảm của người Việt. về đến làng quê của Việt Nam, không thiếu những cánh đồng lúa xanh ngát trải dài mênh mông, vô tận, tít tắp đến tận chân trời. Hình ảnh những cánh đồng xanh ngát hoặc chín vàng hiện hữu bên những cánh cò trắng bay lả bay la vốn là 1 hình ảnh rất đỗi thân thương, rất đồi bình dị.

Tìm hiểu về nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam – Phần 1 tin-tuc

Việt Nam – cái nôi của nền văn minh lúa nước

Không phải tự nhiên hình ảnh cây lúa lại chiếm 1 vị trí quan trọng đối với mỗi người đến vậy. Xuất phát từ hiện thực cuộc sống, lúa là nguồn lương thực số 1 của người Việt. Những cây lúa chín vàng không những mang đến cho chúng ta bữa cơm no ấm, mà còn làm hiện hữu hình ảnh người nông dân cần mẫn, hăng say lao động bên những thửa ruộng. Đây là 1 trong những nét đẹp văn hóa, nét đẹp truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Ở nước ta, cây lúc đã trở thành tên gọi của 1 nền văn minh – nền văn minh lúa nước. Ngay từ xa xưa, nghề trồng lúa nước đã xuất hiện từ rất sớm và dường như nó xuất phát từ nền văn hóa Hòa Bình. Việt Nam được cho là 1 trong những khu vực trồng lúa nước sớm nhất tại Đông Nam Á, và ngày nay, những di tích của các loại lúa dại vẫn còn được lưu lại dấu ấn tại Mường Thanh, Xóm Trại,…

Từ lâu, các lạc điền, lạc dân canh tác, trồng lúa theo thủy triều lên xuống trên những mảnh ruộng và thời vua Hùng. Khảo cổ học nước ta đã phát hiện ra rất nhiều những di tích, những công trình tưới nước tự chảy ở Gio Linh (trực thuộc tỉnh Quảng Trị) trong thời kỳ đá mới. Không những thế, chúng ta còn phát hiện được ra rất nhiều các công cụ liên quan đến trồng lúa nước thời kỳ Văn Lang như lưỡi cày đồng hoặc rìu đồng (ở Sơn Tây, Thanh Hóa), lưỡi hái (ở Gò Mun),…