1
Bạn cần hỗ trợ?

Những người này đừng nên ăn gạo lứt kẻo tiền mất tật mang!

Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ tốt cho sức khỏe trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên gạo lứt lại có tác dụng ngược lại với những người này.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn nhiều gạo lứt bởi gạo lứt rất cứng, cần phải nhai rất lâu và kỹ nếu không sẽ rất hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần tăng lượng folate (hay còn gọi là Axit folic hoặc folacin Khoáng chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số dị tật thai bất thường, đặc biệt là các khiếm khuyết ống thần kinh) mà gạo lứt lại ít dưỡng chất này.

Những người này đừng nên ăn gạo lứt kẻo tiền mất tật mang! tin-tuc

Trung bình mẹ bầu hoặc đang cho con bú cần khoảng 400 microgam axit folic/ ngày, Và gạo trắng là sự lựa chọn thích hợp cho những đối tượng cần được bổ sung axit folic.

Người có chức năng tiêu hóa kém

Những người này đừng nên ăn gạo lứt kẻo tiền mất tật mang! tin-tuc

Gạo lứt khá cứng và có nhiều chất xơ hơn gạo trắng nên khó tiêu hóa hơn. Với những người có chức năng tiêu hóa kém thì không nên ăn loại gạo này, ăn nhiều gạo lứt cũng như bắt dạ dày phải làm việc “mệt nhọc” hơn vậy.

Những người có bệnh về tiêu hóa nếu ăn nhiều gạo lứt có thể gây giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày.

Người hoạt động thể lực nặng

Những người này đừng nên ăn gạo lứt kẻo tiền mất tật mang! tin-tuc

Gạo lứt cũng như các loại lương thực thô có giá trị dinh dưỡng thấp, thiếu chất đạm và chất béo, cung cấp ít năng lượng nên không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể cho những người hoạt động thể lực nặng với tần suất lớn. Nhóm người này nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và năng lượng.

Người cao tuổi và trẻ nhỏ không nên ăn gạo lứt

Những người này đừng nên ăn gạo lứt kẻo tiền mất tật mang! tin-tuc

Trẻ nhỏ chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiên, chức năng tiêu hóa của người cao tuổi đã suy yếu, nếu ăn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như gạo lứt sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu. Với nhóm người này đặc biệt cần chú trọng chọn thực phẩm, nên chọn nhóm gạo trắng là gạo sạch nguyên chất cũng như các thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu.

Ths.BS Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198) cho biết, gạo lứt có những thành phần bổ ích cho cơ thể nên có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.

gạo trắng sạch nguyên chất